Bạn đang xem bài viết 1 muỗng dầu ăn bao nhiêu calo? Ăn dầu ăn có béo không? tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dầu ăn (hay còn gọi là Oil) là nguyên liệu chắc chắn không thể thiếu trong căn bếp của gia đình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều tranh luận về loại nguyên liệu này. Giữa lợi ích và tác hại, cái nào dầu ăn sẽ mang lại nhiều hơn? Một muỗng dầu bao nhiêu calo? Ăn nhiều dầu ăn sẽ mập?
Trong bài viết này, Trangngoanfoods.vn sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên cũng như chọn lọc ra những loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe và hỗ trợ tối đa kế hoạch giảm cân nhé.
Một muỗng dầu ăn có bao nhiêu calo?
Nếu chỉ tính theo trung bình, thì một muỗng dầu ăn (5ml) đã có khoảng 40 calo. Con số này gần như bằng với 1/2 lượng calo của 100g khoai lang.
Vậy 100g dầu ăn sẽ có bao nhiêu calo? Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g dầu ăn sẽ chứa lên đến gần 900 calo. Ngoài ra, 100ml dầu ăn sẽ chứa ít hơn một chút (800 calo).
Theo thống kê của các Viện nghiên cứu dinh dưỡng, các loại dầu ăn sẽ có hàm lượng calo khác nhau do thành phần được dùng để chế biến dầu ăn cũng sẽ khác nhau.
Ăn dầu ăn có gây mập không?
Nếu sử dụng dầu ăn để nấu các món chiên xào và ăn với mức độ thường xuyên, thì khả năng bạn bị mập sẽ là điều đương nhiên xảy ra.
Vì sao? Hàm lượng calo khá khủng (800kcal/ 100ml) kèm theo đó là hàm lượng chất béo cao sẽ rất có hại cho sức khỏe. Khi sử dụng dầu với nhiệt độ cao, dầu sẽ làm bay hơi nước, các axit béo tự do. Từ đó khi ăn thức ăn chiên xào, khả năng cơ thể bắt đầu tích tụ mỡ thừa sẽ là rất cao.
10 loại dầu ăn dành cho người có nhu cầu giảm cân
Như đã nói ở trên, sử dụng dầu ăn đúng cách sẽ hỗ trợ bạn giảm cân rất nhiều. Dưới đây là danh sách những loại dầu ăn dinh dưỡng hiệu quả nhất dành cho người giảm cân.
Các loại dầu ăn này không những hỗ trợ dinh dưỡng tốt cho cơ thể, mà còn giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch:
1. Dầu ô-liu (olive)
Trong danh sách về dầu ăn giảm cân thì có thể nói dầu ô-liu là ứng cử viên hàng đầu trong này. Đúng nhu vậy, thành phần dưỡng chất của dầu ô-liu có lượng chất béo không bão hòa đơn lên đến 78% và bao gồm 14% chất béo bão hòa.
Dầu ô-liu được coi là loại dầu ăn “thượng hạng” cực kỳ tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là dành cho bệnh nhân tiểu đường.
2. Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng chứa rất nhiều chất béo bão hòa đơn. Chất béo này có khả năng hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, khác với dầu ăn thông thường, 1 muỗng dầu ăn đậu phộng chứa rất ít calo.
Dầu đậu phộng không chứa Cholesterol. Như vậy, loại dầu ăn này cực kỳ phù hợp cho người bị tiểu đường hoặc mắc các bệnh về tim mạch.
3. Dầu dừa
Ngoài công dụng nấu ăn, dầu dừa còn mang lại một công dụng khá đặc biệt. Đó là làm đẹp, dưỡng tóc, dưỡng da,…. Hơn nữa, dầu dừa hỗ trợ rất tốt cho người bị thừa cân.
Với thành phần chủ yếu là chất axit lauric, dầu dừa sẽ có ít chất béo dự trữ trong cơ thể của bạn hơn. Tuy nhiên, do có nhiệt độ sôi thấp, dầu dừa chỉ được nên dùng trong các món salad trộn hơn là làm món chiên, xào.
4. Dầu quả bơ
Loại dầu ăn này có thể sẽ hơi lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, loại dầu này hoàn toàn dược chiết suất từ bơ ép. Thành phần dầu chứa rất nhiều chất béo bão hòa hỗ trợ cực kỳ tốt cho hệ tim mạch và giảm Cholesterol.
Dầu quả bơ còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin E,… Với hương vị thơm nhẹ và ngậy, dầu quả bơ thường được dùng ăn kèm với salad, rau trộn, bánh mì, và các loại hoa quả,…
5. Dầu sachi
Dầu ăn này được chiết xuất từ quả sachi. Tuy độ phổ biến không được cao, nhưng dầu sachi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp hỗ trợ giảm cân, cải thiện hệ tim mạch, não bộ và da, tóc.
Thành phần trong dầu chủ yếu là các omega 3, omega 6 và omega 9. Ngoài ra, dầu sachi còn cung cấp các dưỡng chất như protein, chất xơ và vitamin.
6. Dầu hạt mắc ca
Dầu hạt mắc ca có thể nghe khá lạ vì độ phổ biến cũng không được cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo loại dầu này nhờ chứa những thành phần hữu ích cho sức khỏe.
84% thành phần của loại dầu hạt mắc ca là chất béo đơn không bão hòa – loại chất béo tốt cho cơ thể.
Ngoài ra hàm lượng axit béo omega 3 trong dầu cao kết hợp cùng chất phytosterols giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
7. Dầu hạt cải
Dầu hạt cải thuộc nhóm dầu thực vật, được chiết xuất 100% từ hạt cải, thành phần của dầu ăn chủ yếu là omega – 6 (nhiều chỉ sau dầu cá) và axit béo omega – 3. Các dưỡng chất này sẽ hỗ trợ ổn định cân nặng của bạn. Ngoài ra dầu hạt cải hỗ trợ rất tốt cho mắt và trí nhớ, ngăn ngừa được bệnh hen suyễn, viêm khớp và ung thư.
Dầu cải có vị trung hòa, không ảnh hưởng nhiều đến mùi vị của món ăn, thậm chí sẽ giúp các món ăn được ngon miệng hơn. Vì thế bạn có thể dùng dầu hạt cải trong các bữa ăn hằng ngày.
8. Dầu hạt óc chó
Dầu từ hạt óc chó chứa rất nhiều chất béo tốt và axit béo không bão hòa tốt cho cơ thể. Với hàm lượng omega 3 cao, loại dầu này giúp tăng cường việc đốt calo và ổn định trao đổi chất cũng như hỗ trợ cải thiện tim mạch, não bộ. Ngoài ra, mùi vị của dầu rất thơm và ngậy.
9. Dầu hạt lanh
Được chiết xuất từ 100% hạt lanh nguyên chất, dầu hạt lanh có giá trị dinh dưỡng rất cao. Với hàm lượng axit béo omega 3 không bão hòa cao, loại dầu này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm mỡ trong gan, tốt cho da, cải thiện thị lực, cải thiện giấc ngủ…
Bạn có thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm thành các món ăn ngon tùy ý như trộn salad, rau củ và cá nướng; các món ăn tráng miệng.
10. Dầu gạo
Dầu gạo được làm từ 100% gạo lứt nguyên chất và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ưu điểm của dầu gạo là chứa hàm lượng Omega3, Omega6, Omega9 cao giúp mang lại cả thiện hệ tim mạch.
Một ưu điểm khác của loại dầu này đó là giàu chất chống ô-xi hóa tự nhiên như Vitamin E, Phytosterols và Gamma Oryzanol giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá và bảo vệ tế bảo (bao gồm cả tế bào cơ).
Tuy nhiên, bạn vẫn không nên “kiêng cử” hoàn toàn chất béo trong các bữa ăn của mình. Hãy bổ sung các chất béo tốt trong các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe để hỗ trợ tối đa dinh dưỡng hơn trong thực đơn của bạn.
Đừng quên tập luyện và vận động thể thao để kế hoạch giảm cân của bạn hiệu quả nhé. Qua bài viết này, Trangngoanfoods.vn hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về dinh dưỡng của dầu ăn để chọn cho mình loại dầu ăn phù hợp trong những bữa ăn gia đình.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA)
Trangngoanfoods.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 1 muỗng dầu ăn bao nhiêu calo? Ăn dầu ăn có béo không? tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.