Bạn đang xem bài viết Vải thiều: Tác dụng đối với sức khoẻ, phân loại và cách chế biến tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vải thiều là một loại trái cây rất quen thuộc với chúng ta, bên cạnh vị ngon ngọt thì phải thiều còn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc, xuất xứ của vải thiều
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cụ Hoàng Văn Cơm quê ở Thanh Hà, Hải Dương làm công việc khuân vác ở cảng Hải Phòng. Khi đi làm ông đã nhặt được 6 hạt vải của những người lái buôn Thiều Châu (Trung Quốc) ăn quả rồi vứt đi, cụ đã đem về gieo trồng và mọc được 3 cây, nhưng chỉ 1 cây còn sống, được chăm sóc lớn lên, chiết cành để trồng thêm cho đến ngày nay.
Để nhớ ơn cụ Hoàng Văn Cơm, con cháu đã xây dựng miếu thờ bên cạnh cây vải tổ này. Vì có nguồn gốc từ người Thiều Châu nên nó được gọi là vải thiều. Cây vải tổ này hiện vẫn còn và thuộc quyền sở hữu của cụ Hoàng Văn Thu – cháu nội cụ Hoàng Văn Cơm.
Trước cây có tấm bia bê tông ghi tên cụ Hoàng Văn Cơm để nhớ ơn cụ đã đem giống vải ngon về quê giống như đem cơm gạo cho dân làng.
Phân loại vải thiều
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)
Là một trong những quả vải ngon đứng đầu, không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
Vải thiều Lục Ngạn khi chín sẽ có vỏ màu đỏ tươi, cùi vải dày, hạt nhỏ có vị ngọt đậm, không chua, không chát.
Vải thiều Thanh Hà
Đây là vùng đất nức tiếng với sản phẩm vải thiều, trái vải Thanh Hà thường có kích thước nhỏ trong tất cả những giống vải hiện nay.
Vải thiều Thanh Hà có quả tròn, khi chín vỏ đỏ hồng chứ không đỏ au. Vải có vị ngọt thanh, không chua, không chát và có mùi thơm nhẹ.
Vải thiều Bát Trang
Quả vải Bát Trang có quả mọng, thơm, ngọt mát và chất lượng vô cùng tuyệt vời và đang được nhiều người ưa chuộng.
Xem chi tiết: Các loại vải thiều ngon chuẩn hương vị đất Việt
Tác dụng của vải thiều đối với sức khoẻ
- Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải có chứa nhiều vitamin C và các hợp chất phenolic, những chất này sẽ giúp ngăn sự phá hủy tế bào do các hóa chất độc hại, chất ô nhiễm và những gốc tự do dẫn đến các bệnh ung thư, bệnh tim, viêm khớp, bệnh tim. Bên cạnh đó, đặc tính oxy của vải thiều sẽ giúp cơ thể chống lại những độc tố hiệu quả hơn.
- Tăng cường chức năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả vải sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó giúp chống lại những bệnh nhiễm trùng theo mùa hoặc những bệnh mãn tính. Cùng với đó, các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi ăn quả vải sẽ giúp các bạn chống lại bệnh cảm lạnh, giảm sự oxy hóa trong cơ thể.
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Bên cạnh hàm lượng chất chống oxy hóa cao thì hàm lượng natri và cholesterol thấp trong quả vải giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và giảm những bệnh lý khác như viêm nhiễm, oxy hóa, huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch,…
- Cải thiện sự trao đổi chất: Ăn quả vải trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, chất béo và protein. Cùng với đó, quả vải sẽ làm tăng sự thèm ăn, đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất và duy trì trọng lượng của cơ thể bạn.
- Ngăn ngừa táo bón: Quả vải có chứa chất xơ, nước, vitamin dồi dào sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, điều này sẽ rất tốt với những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị tình trạng táo bón.
- Bổ sung nước cho cơ thể: Với những ngày thời tiết nóng bức thì lượng nước dồi dào trong quả vải sẽ giúp các bạn làm dịu đi cơn khát, các bạn có thể bổ sung nước và chất điện giải từ quả vải qua việc ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống.
- Giảm tình trạng chuột rút: Ăn quả vải sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, giảm tình trạng chuột rút vì trong quả vải có chứa nhiều kali và nước.
Cách chọn và bảo quản vải thiều
Để chọn vải thiều tươi ngon, đầu tiên bạn nên quan sát vỏ quả vải, vải chín tới phần gai sẽ nhẵn, vỏ màu hồng tươi, quả tròn đều. Bạn nên chọn những chùm vải còn tươi, phần cánh dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi.
Vải tươi là những quả khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi mềm nhưng vẫn khá săn chắc, đàn hồi và có hương thơm đặc trưng, không có mùi lên men hay mùi chua.
Nếu được, bạn hãy bóc vỏ 1-2 quả bất kỳ, nếu vải ngon sẽ có cuống màu trắng, không bị thâm hay bị sâu, vỏ hơi khô và phần cùi mọng nước, khá trong và rất dễ tách hạt.
Xem chi tiết: Bí quyết chọn mua vải thiều tươi ngon, dày cùi, không bị sâu đầu
Các món ngon chế biến từ vải thiều
Kem vải
Vào những ngày hè oi bức thì đây sẽ là một món ăn vô cùng lý tưởng, vừa thơm ngon, ngọt vừa giúp giải nhiệt vào mùa hè.
Cách làm món kem vải cũng rất đơn giản, các bạn cần sơ chế vải, bóc vỏ vải và bỏ phần hạt đi. Kế tiếp, các bạn đun hỗn hợp đường và soda, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào khuôn và cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 3-4 tiếng là chúng ta đã có thể thưởng thức món kem vải mát lạnh.
Tham khảo thêm: Làm món kem vải mát lạnh cực ngon không cần máy chỉ 10 phút là xong
Thạch rau câu vải thiều
Thạch rau câu thơm ngon đậm vị vải sẽ là khiến các bạn không thể chối từ được. Cùng với đó, cách chế biến thạch vải cũng rất đơn giản.
Bước đầu tiên, các bạn bóc vỏ vải, rửa sạch và loại bỏ phần hạt. Kế tiếp, các bạn nấu nước rau câu. Cuối cùng, cho vải và nước rau câu vào khuôn, rồi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là có thể thưởng thức được.
Tham khảo thêm: Cách làm thạch rau câu vải thiều đơn giản, ngon mát mùa hè
Thạch vải hạt sen
Thạch có vị ngọt tự nhiên từ vải hòa cùng vị bùi bùi của hạt sen tạo nên món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Với món thạch vải hạt sen, các bạn cần chuẩn bị và sơ chế hạt sen. Kế tiếp, các bạn bóc vải, bỏ hạt và xay nhuyễn, lọc phần thịt vải. Kế tiếp, các bạn nấu hỗn hợp bột rau câu, đường và phần nước vải đã lọc. Cuối cùng, cho tất cả vào khuôn và cho vào tủ lạnh từ 2-4 tiếng là các bạn có thể thưởng thức.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm món thạch vải hạt sen ngon mát lạnh
Trà thạch vải
Vị trà dịu nhẹ, thanh mát hòa cùng thạch vải mềm mịn, thơm ngọt sẽ khiến bạn mê ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Món trà thạch vải với cách làm vô cùng đơn giản, các bạn làm phần thịt vải từ vải tươi và gelatin. Cùng với đó, phần trà thạch vải các bạn có thể dùng hồng trà khô để pha trà.
Tham khảo thêm: Cách làm thạch vải thiều, trà thạch vải thơm ngon, dễ làm tại nhà
Vải sấy khô
Món ăn với cùi vải thơm dẻo, ngọt sắc, sờ không dính tay, hương vị ngon ngọt dịu nhẹ sẽ khiến bạn không thể nào chối từ.
Để chế biến vải khô, đầu tiên các bạn sơ chế vải, sau đó cho vải nguyên vỏ vào ngâm nước muối trong khoảng thời gian từ 30 phút rồi rửa sạch. Cuối cùng, các bạn sấy vải trong lò nướng 100 độ trong khoảng thời gian 3-4 tiếng là các bạn đã có món vải sấy khô vô cùng thơm ngon.
Tham khảo thêm: Cách làm bảo thiều sấy khô nhanh và đơn giản tại nhà
Các câu hỏi thường gặp về vải thiều
Vải thiều bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu tươi ngon
Trên thị trường, giá vải thiều các loại giao động từ 16.000 – 100.000 VNĐ/kg tuỳ loại. Trong đó, vải thiều Lục Ngạn dao động khoảng 30.000 – 35.000 đồng, vải lai Thanh Hà có giá khoảng 16.000 – 22.000 đồng. Bạn có thể chọn mua các loại vải thiều tại chợ truyền thống hoặc tham khảo mua từ Trangngoanfoods.vn, giao nhanh chóng, lại tiện lợi mà còn rất an tâm là vải bao tươi ngon và chất tượng bạn nhé!
Xem chi tiết: Vải thiều bao nhiêu 1 kg? Mua vải thiều giá tốt ở đâu tại TP.HCM
Vải thiều bao nhiêu calo?
Trong 100g quả vải sẽ cung cấp 66 calo cho cơ thể. Cùng với đó, về thành phần dinh dưỡng, 100g quả vải chứa đến 82% nước,0.8g chất đạm, 16.5 carbohydrate, 0.4g chất béo, 15.2g đường, và 1.3g chất xơ.
Xem chi tiết: Vải khô có bao nhiêu calo? Ăn vải khô có béo không?
Mùa vải thiều khi nào?
Mùa vải thiều ở Bắc Giang
Mùa vải thiều ở Bắc Giang kéo dài trong khoảng hơn một tháng, thường bắt đầu vào giữa tháng 5 đến đầu tháng 7. Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là thời điểm chính để thu hoạch vải trong năm, bà con nơi đây còn gọi đây là vải chính vụ.
Mùa vải thiều ở Lục Ngạn
Mùa vải thiều ở Lục Ngạn cũng rơi vào khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, kéo dài khoảng hơn 1 tháng. Vải thiều Lục Ngạn vào mùa chín rộ vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, du khách ở khắp nơi sẽ đổ xô về nơi đây để thưởng thức, chụp hình những quả vải tươi ngon nhất và tận hưởng không khí tươi mát, rộn ràng nơi núi đồi.
Ăn vải thiều có nóng không?
Người Trung Quốc cho rằng “nhất đạm lệ chi tam bả hỏa” nghĩa là ăn một quả vải bằng giữ ba ngọn đuốc trong người, quả vải gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi”, còn gọi say vải với các triệu chứng như hồi hộp, choáng váng, nhức đầu… hoặc nặng hơn là co giật nếu một người sức khoẻ bình thường ăn quá nhiều vải một lúc. Sách Bản thảo tụng tân có viết rằng, ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát… sưng chân răng, chảy máu mũi… Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.
Theo y học hiện đại, khi ăn nhiều, quả vải cung cấp khá nhiều năng lượng cho cơ thể, điều này khiến cho chúng ta có cảm giác “nóng trong người”, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi,…
Làm cách nào để phân biệt vải thiều và vải Trung Quốc
Hiện ở nước ta trái vải đang vào mùa. Tuy nhiên trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản lượng tiêu thụ vải thiều có thể sẽ giảm hơn những năm trước nên trên mạng bắt đầu xuất hiện những thông tin kêu gọi mua vải thiều ủng hộ đồng bào Bắc Giang.
Sẽ có những trường hợp gian thương buôn bán không trung thực, lấy vải Trung Quốc bán nhưng lại rao là vải thiều Việt Nam.
Xem chi tiết: Cách phân biệt vải thiều Việt Nam và vải Trung Quốc
Bài viết trên là những thông tin về vải thiều và những câu hỏi thắc mắc về vải thiều. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vải thiều và giải đáp được những thắc mắc của các bạn về loại quả này nhé!
Trangngoanfoods.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vải thiều: Tác dụng đối với sức khoẻ, phân loại và cách chế biến tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.