Bạn đang xem bài viết Bánh kem có bao nhiêu calo? Ăn bánh kem có béo không? tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bánh kem hay bánh gato, bánh sinh nhật là loại bánh ngọt có trong các buổi tiệc chúc mừng. Tìm hiểu bánh kem có bao nhiêu calo? Ăn bánh kem có béo không?
Buổi tiệc tùng nào cũng không thể thiếu được sự xuất hiện của những chiếc bánh kem ngọt ngào, đẹp mắt và thơm ngon. Thế nhưng ăn bánh kem có béo không? Trong bánh kem có bao nhiêu calo? Nếu mỗi lần ăn bạn đều đắn đo tự hỏi như vậy thì câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
100g bánh kem có bao nhiêu calo?
Theo tính toán, trung bình 100g bánh kem sẽ có khoảng 297 kcal. Nếu bạn ăn 2 miếng thì lượng calo rơi vào khoảng 594kcal, tức là gần bằng 1/3 lượng calo cơ thể cần dung nạp mỗi ngày (2000 calo).
Số calo trong các biến thể liên quan đến bánh kem
Tùy vào từng loại bánh kem khác nhau ở thành phần, cách làm bánh sẽ tương ứng với lượng calo khác nhau.
Bánh socola có phủ kem socola: 537 kcal
Bánh gato trứng có lớp phủ socola: 546 kcal
Bánh kem phô mai: 257 kca
Bánh pound cake: 109 kcal
Bánh cà rốt có phủ kem: 342 kcal
Bánh cà phê quế: 263 kcal
Bánh bông lan: 110 kcal
Bánh dứa úp ngược: 367 kcal
Bánh su kem: 334 kcal
Bánh tiramisu: 165-250 kcal
Thành phần dinh dưỡng trong bánh kem
Bánh kem được làm chủ yếu từ các nguyên liệu như bột mì, trứng, sữa, phô mai,… Trong bánh kem chứa các chất dinh dưỡng như chất bột đường khá nhiều (khoảng hơn 30g tùy loại bánh). Tiếp theo là các chất đạm, chất béo, natri,… Ngoài ra một số loại bánh kem còn cả một lượng nhỏ chất xơ.
Ăn bánh kem có tác dụng gì?
Bánh kem có lượng calo khá lớn. Tuy nhiên nếu ăn một lượng bánh kem vừa phải thì vẫn có những tác dụng nhất định cho chúng ta.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Bánh kem cung cấp tới gần 300 kcal trong 100g bánh. Đi kèm đó, bánh kem sử dụng nhiều đường, sữa, trứng. Vì vậy mà chỉ cần ăn khoảng 2 miếng bánh kem là bạn đã cảm thấy khá no rồi.
Cải thiện tinh thần
Những chiếc bánh kem với thiết kế, trang trí màu sắc bắt mắt trên mặt bánh khiến chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ hơn khi nhìn thấy. Mùi thơm của bánh kem cũng là yếu tố làm giảm căng thẳng và xoa dịu thần kinh.
Nghiên cứu của các giáo sư trường đại học Duke, Hoa Kỳ chỉ ra chất béo trong bánh kem kích thích não tiết ra endorphins và serotonin để mang lại cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Bên cạnh đó, đường trong bánh kem khi ăn vào cơ thể sẽ kích hoạt sản sinh chất dopamine trong não. Dopamin được gọi là hormone “hạnh phúc” trong cơ thể. Khi hormone này tăng lên, cơ thể cảm thấy phấn chấn, tinh thần vui vẻ và có thêm động lực để làm việc.
Bảo vệ tim mạch
Bánh kem socola có thành phần socola được bác sĩ chuyên khoa tim mạch Michael Ozer cho rằng mang lại tác động tích cực cho sức khỏe tim. Trong socola chứa hỗn hợp flavonoids giúp phòng ngừa tình trạng đau tim bất ngờ hoặc đột quỵ.
Kéo dài tuổi xuân
Bánh kem có thành phần bí ngô chứa lượng lớn vitamin A, dưỡng chất quan trọng trong duy trì và kéo dài tuổi xuân. Vitamin A mang lại làn da tươi trẻ, sáng mịn, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, cung cấp axit béo có lợi và enzymes, tăng tái tạo collagen để da hồng hào, săn chắc.
Ăn bánh kem có béo (mập) không?
Từ những kiến thức trên, ta có thể thấy ăn nhiều bánh kem rất dễ béo (mập). Chỉ ăn 2 miếng bánh kem bạn cũng đã nạp vào cơ thể gần 600kcal. Chưa kể tới những thức ăn bạn đã và sẽ ăn sau khi thưởng thức bánh kem vì lượng calo có thể còn vượt cả ngưỡng trung bình. Vì vậy dù có ngon cỡ nào thì bạn cũng nên cân nhắc trước khi ăn và ăn ở mức hạn chế.
Ăn bánh kem nhiều có tốt không?
Ăn bánh kem nhiều có thể làm tăng nguy cơ tăng cân vì có chứa nhiều bơ, sữa cùng các loại kem khác trong bánh. Trong bánh kem chứa lượng lớn đường vì vậy ăn bánh kem quá nhiều và thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và da nhanh lão hóa.
Một lần bạn chỉ nên ăn từ 50-100g bánh kem và mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần mà thôi. Những người mắc bệnh tiểu đường, người béo phì thì không nên ăn bánh kem. Bên cạnh đó, nhiều loại bánh kem trên thị trường hiện nay chứa chất phụ gia, chất tạo ngọt,… Dung nạp những chất này thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách ăn bánh kem không bị béo
Ăn với số lượng ít
Ăn bánh kem với lượng vừa phải sẽ không gây tăng cân, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và cải thiện tinh thần.
Tự làm bánh kem với các nguyên liệu giảm cân
Tự làm bánh kem ở nhà giúp giảm thiểu tình trạng nạp quá nhiều chất béo. Bạn có thể dùng đường ăn kiêng thay vì đường kính trắng, dùng bột yến mạch làm cốt bánh vừa lạ miệng, vừa không lo bị mập. Bạn có thể ăn kèm với trái cây giúp no lâu và đẹp da, đẹp dáng.
Không ăn bánh kem thay cơm
Trong bánh kem không có quá nhiều thành phần dinh dưỡng vì vậy mà việc ăn bánh kem thay cơm sẽ rất dễ khiến bạn mất kiểm soát cân nặng. Chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần và nạp thêm các loại thức ăn khác để bổ sung dưỡng chất.
Tập luyện thể thao sau khi ăn
Dù ăn bánh kem hay các món ăn ngọt nhiều calo khác, bạn cũng nên kết hợp tập các môn thể thao sau khi ăn xong để giải phóng năng lượng. Bạn có thể chạy bộ, tập gym, yoga,…
Nên ăn bánh kem vào thời điểm nào trong ngày?
Bạn tuyệt đối không ăn bánh kem vào buổi tối hay đêm khuya vì thời điểm này năng lượng nạp vào bị tích trữ, không giải phóng được gây hình thành mô mỡ thừa. Nên ăn bánh kem vào buổi sáng, trưa hoặc chiều để cơ thể no lâu và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày dài.
Cách làm bánh kem tại nhà
Bánh kem xoài bloom
Chiếc bánh kem xoài màu vàng tươi, rực rỡ nổi bật. Bánh cực mềm, vị béo của kem, vị chua của xoài cân bằng với vị ngọt bơ sữa tạo cảm giác rất hài hòa khi thưởng thức.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh kem xoài bloom thơm ngon đúng điệu
Bánh kem dưa lưới
Bánh kem dưa lưới siêu đơn giản tại nhà với màu xanh bắt mắt độc đáo. Hương vị bánh kết hợp giữa vị kem sữa trứng béo ngậy và dưa lưới tươi mát, ngọt thanh. Món bánh đẹp mắt hơn khi kết hợp cùng topping dưa lưới bên trên.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh kem dưa lưới siêu đơn giản tại nhà
Bánh kem bắp
Nếu ai là tín đồ của bánh kem bắp thì không thể bỏ qua cách làm bánh kem bắp ngon, đơn giản bằng nồi cơm điện này. Bánh có cốt bánh tươi, mềm, vị kem béo ngậy, vị bắp tươi ngọt vô cùng thơm ngon. Vậy là không cần tốn số tiền quá lớn mua những chiếc bánh kem bắp kiểu Pháp, bạn đã có thể tự làm và thưởng thức ở nhà với gia đình rồi nhé.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh kem bắp ngon, đơn giản bằng nồi cơm điện
Những lưu ý khi ăn bánh kem
Người bị tiểu đường, béo phì, bệnh tim thì không nên ăn bánh kem
Mỗi ngày chỉ ăn từ 50-100g bánh, ăn 1-2 lần mỗi tuần. Bạn nên ăn bánh kem vào buổi sáng, trưa hoặc chiều, không ăn buổi tối hoặc đêm.
Bạn nên tự làm bánh ở nhà để cân đong được lượng calo nạp vào cơ thể và đảm bảo chất lượng. Bạn có thể điều chỉnh lượng đường, khối lượng bánh, chọn các nguyên liệu ít béo để làm bánh kem.
Ăn kết hợp cùng rau củ, trái cây và có chế độ luyện tập phù hợp.
Các câu hỏi liên quan về bánh kem
Ăn chay có ăn được bánh kem không?
Câu trả lời là tùy theo kiểu ăn chay hiện tại của bạn. Bánh kem có trứng và sữa (thành phần từ động vật).
Nếu bạn là người ăn chay thuần, người ăn chay có trứng hoặc người ăn chay có sữa thì bạn không thể ăn bánh kem.
Nếu là người ăn chay bán phần thì thỉnh thoảng vẫn có thể ăn các sản phẩm nguồn gốc động vật nhưng hạn chế tối đa ăn thịt, cá. Nhóm người này vẫn có thể ăn được bánh kem.
Ăn bánh kem có nổi mụn không?
Bạn có thể yên tâm ăn bánh kem mà không sợ nổi mụn nếu có cơ địa không mẫn cảm với các thành phần trong bánh kem. Những người bị dị ứng các thành phần trong bánh khi ăn có thể làm rối loạn nội tiết tố, hệ tiêu hóa ảnh hưởng và có nguy cơ nổi mụn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về lượng calo trong bánh kem và những lưu ý khi ăn. Hy vọng bạn đã có cho mình hiểu biết nhất định để vừa có thể thưởng thức bánh kem, vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Chọn mua sữa tươi bán tại Trangngoanfoods.vn để làm bánh sinh nhật:
Trangngoanfoods.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bánh kem có bao nhiêu calo? Ăn bánh kem có béo không? tại Trangngoanfoods.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.